Quy trình sản xuất thep được sử dụng tại nhà máy Formosa

admin

Administrator
Thành viên BQT
#1
Hiện tại, có 2 công nghệ sản xuất thép chính, có tên gọi Lò thổi (Basic Oxygen Furnace -BOF) và Lò hồ quang điện (Electric Arc Furnace – EAF). Trong công nghệ BOF, các nguyên liệu đầu vào bao gồm quặng sắt, đá vôi và than cốc, sẽ được đưa vào Lò nung và sau đó là Lò thổi (BOF). Mặt khác, trong công nghệ EAF, thép vụn được đưa vào Lò hồ quang điện (EAF) trước khi trải qua giai đoạn đúc liên tục. Hình bên dưới mô tả 5 giai đoạn chính trong quá trình sản xuất thép:

Quy trình sản xuất thep – đước sử dụng tại nhà máy Formosa
Giai đoạn 1 – Sản xuất sắt: Quặng sắt, than cốc, và đá vôi được xử lý và đưa vào Lò nung để nấu thành kim loại nóng chảy hoặc gang lỏng.
Giai đoạn 2 – Sản xuất thép: gang lỏng từ Lò nung được đưa vào Lò thổi (BOF) và thép vụn được đưa vào Lò Hồ quang điện (EAF), tại đây tạp chất sẽ bị loại bỏ và phản ứng hóa học được tạo ra để sản xuất các loại thép khác nhau. Từ đây, kim loại lỏng sẽ chảy qua máy đúc liên tục hay
Giai đoạn 3 – Đúc liên tục, nơi thép sẽ được đông lại thành thép bán thành phẩm bao gồm phôi vuông, phôi bloom và phôi dẹt.
Giai đoạn 4 – Cán thép: Các sản phẩm bán thành phẩm được đưa đến nhà máy đặc thù để tạo ra những sản phẩm thép khác nhau, phôi vuông và phôi dẹt sẽ là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép dài trong khi phôi dẹt được cán cuộn trong nhà máy thép cán nóng để trở thành thép cuộn cán nóng, trước khi được dùng để sản xuất thép cuộn cán nguội
Giai đoạn 5 – Sản phầm chính: Thép thành phẩm được xử lý để tạo thành những sản phẩm cuối cùng cho nguời tiêu dùng.

Mỏ sắt Thạch Khê hoạt động với công suất tối đa cũng sẽ chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của FHS
Formosa cũng dự kiến mua lại 10% quặng sắt đầu vào từ mỏ Thạch Khê. Trong số các mỏ tương tự tại Đông Nam Á, mỏ Thạch Khê là mỏ lớn nhất. Trữ lượng của mỏ ước tính là 544 triệu tấn, hàm lượng quặng sắt là 50,2%. Thời hạn khai thác mỏ là 50 năm. Giai đoạn đầu kéo dài từ năm 2011 đến năm 2021, trong đó ba năm đầu là xây dựng, sau đó cho ra 5 triệu tấn/năm trước khi tăng gấp đôi sản lượng lên 10 triệu tấn/năm trong Giai đoạn 2. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mỏ khó có thể duy trì sản lượng 10 triệu tấn/năm trong toàn bộ Giai đoạn 2. Vì vậy, mỏ Thạch Khê sẽ chỉ cung cấp một phần cho FHS do FHS tiêu thụ đến 11 triệu tấn quặng sắt trong giai đoạn 1 và 32 triệu tấn trong giai đoạn 2.


Việc đẩy mạnh hoạt động tại mỏ Thạch Khê không phải là chuyện hiếm tại Việt Nam, với khoản đầu tư tối thiểu theo quy định là 14.500 tỷ đồng. Bất chấp lịch trình đã được đưa ra năm 2011 kể trên, phải đến cuối năm 2014 mới có dấu hiệu của việc xây dựng. Đơn vị phát triển mỏ Thạch Khê là CTCP Sắt Thạch Khê (TIC), được thành lập tháng 05/2007, vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng và các cổ đông ban đầu là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin (30%), Tổng công ty Thép Việt Nam (20%), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (24%), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT (4%), Tập đoàn Sông Đà (5%), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (5%), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin (5%), Tập đoàn Bitexco (4%) and CTCP Khoáng sản Luyện kim Thăng Long (3%). Năm 2012, Vinacomin đã tăng cổ phần tại TIC lên 49% sau khi mua lại toàn bộ cổ phần của BIDV, Tập đoàn Sông Đà (5%), Vinashin và VNPT.

Nguồn: Báo cáo dự án thép Formosa thực hiện bởi Vietcapital Sercurity
bài viết gốc:
https://www.baochico.vn/2021/08/quy-trinh-san-xuat-thep-uoc-su-dung-tai.html